ỦY |
CỘNG |
Số: |
Hà |
BÁO CÁO
TÌNH
HÌNH CÔNG TÁC DÂN TỘC THÁNG 5, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM THÁNG 6 NĂM 2023
Thực hiện Quy chế làm việc của Chính
phủ, Ủy ban Dân tộc báo cáo tình hình vùng dân tộc, kết quả chỉ đạo, điều hành
tháng 5 và nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2023 với các nội dung sau:
I. TÌNH HÌNH VÙNG DÂN TỘC, MIỀN NÚI THÁNG 5 NĂM
2023
1. Kinh tế, đời sống
Trong tháng, tình hình kinh tế, đời
sống trên địa bàn vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) duy trì ổn định và đạt
những kết quả tích cực. Các chính sách, chương trình, dự án triển khai trong
vùng đồng bào DTTS, trọng tâm là các Chương trình mục tiêu quốc gia tiếp tục
được các địa phương quan tâm đẩy mạnh thực hiện, phát huy hiệu quả. Nhiều hoạt
động chăm lo vật chất, tinh thần cho đồng bào DTTS được quan tâm triển khai.
Tình hình sản xuất nông nghiệp, canh tác lúa, hoa màu, cây ăn trái, cây công
nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi, nuôi trồng thủy, hải sản tại một số địa phương ổn
định, có mặt phát triển1. Cơ
quan chức năng các địa phương tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn
biến thời tiết, thiên tai, tác động của biến đổi khí hậu để triển khai nhiều
giải pháp cụ thể chủ động ứng phó phát triển sản xuất2 và hỗ trợ đời sống nhân dân.
Tuy vậy, hoạt động sản xuất, đời sống
của đồng bào vẫn còn nhiều khó khăn do ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh3, giá một số loại nông sản
không ổn định, có lúc giảm mạnh, khó tiêu thụ, trong khi giá cả nguyên vật liệu
đầu vào tăng, nhất là giá phân bón. Nắng nóng kéo dài đã ảnh hưởng nhiều đến
đời sống, sản xuất của người dân, nguy cơ cháy rừng vẫn ở cấp cực kỳ nguy hiểm. Trên địa bàn các tỉnh miền núi phía Bắc xảy ra mưa dông, lốc, mưa
đá, gió giật mạnh gây thiệt hại vật chất và người4. Thị trường lao động, trong đó nhiều lao động
người DTTS thiếu việc làm trong bối cảnh tốc độ phát triển kinh tế chung chậm
lại, sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn.
2. Văn hóa – xã hội
– Về văn hóa – thông tin: Các địa
phương tiếp tục triển khai thực hiện các chính sách bảo vệ, gìn giữ và phát huy
giá trị văn hóa truyền thống; quản lý, bảo vệ, khai thác có hiệu quả các di
tích, gắn với việc phát triển du lịch; bảo quản, tu bổ, phục hồi các giá trị
văn hóa của đồng bào DTTS. Trong kỳ nghỉ Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương (Mùng 10 tháng 3
âm lịch), 30/4 và 1/5 năm 2023, nhiều địa phương đã tổ chức chuỗi các sự kiện như: Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ; liên hoan Đờn ca tài
tử; lễ hội khinh khí cầu; trải nghiệm sông nước, khu du lịch sinh thái… nhận
được sự quan tâm, thu hút nhiều lượt du khách đến tham quan, du lịch tăng cao
so với dịp lễ năm 20225.
Tại các khu, điểm tham quan, du lịch, các cơ sở kinh doanh thực hiện nghiêm các
quy định về an ninh, trật tự, đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh.
– Công tác giáo dục – đào tạo và dạy
nghề:
+ Các địa phương tiếp tục thực hiện
tốt chính sách phát triển giáo dục đối với đồng bào DTTS. Một số tỉnh ban hành
chính sách đặc thù của địa phương6; quan tâm công tác khuyến học, khuyến tài, tặng quà, học bổng, nhận đỡ đầu học sinh, sinh viên vượt khó, học giỏi và xã hội hóa hỗ
trợ vật chất cho các trường học vùng khó khăn, vùng đồng bào DTTS. Các trường
học chuẩn bị công tác tổng kết năm học 2022-2023 và nghỉ hè theo lịch của địa
phương; tuyển sinh năm học mới 2023-2024. Tuy nhiên, tình
hình giáo dục – đào tạo trong vùng còn những hạn chế, nhất là về cơ sở vật
chất, thiếu giáo viên cục bộ ở một số địa phương, chất lượng phổ cập giáo dục, xóa mù chữ còn thấp so mặt bằng chung cả nước, vẫn còn
tình trạng học sinh DTTS bỏ học; nhiều sinh viên đã tốt nghiệp nhưng khó tìm
được việc làm phù hợp, trong đó có sinh viên cử tuyển;
chất lượng giáo viên dạy tiếng DTTS còn hạn chế.
+ Về đào tạo, dạy nghề, kết hợp giải
quyết việc làm: Các địa phương tiếp tục quan tâm công tác nâng cao chất lượng
dạy, đào tạo nghề; tìm giải pháp cải thiện chỉ số đào tạo lao động, thực hiện
chính sách vay vốn ưu đãi về việc làm gắn với thị trường lao động trong, ngoài
nước và tiêu thụ sản phẩm; quan tâm gặp gỡ, đối thoại, tặng vật chất cho người
lao động nhân Tháng công nhân, góp phần đảm bảo an sinh, ổn định đời sống.
– Về y tế: Trong tháng thời tiết khắc
nghiệt, số ngày nắng, nóng kéo dài với nền nhiệt duy trì ở mức cao, từ 35-36 độ
C, có thời điểm cao hơn 36 độ C, đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sản xuất,
sinh hoạt của người dân, đặc biệt là số trẻ em mắc các bệnh lý về hô hấp, tiêu
chảy, tay chân miệng, sốt xuất huyết (SXH)… đều tăng so với cùng kỳ. Tại tỉnh
Đắk Lắk, tính từ đầu năm đến ngày 12/5, toàn tỉnh ghi nhận 283 trường hợp mắc SXH, trong đó có 280 trường hợp mắc SXH
Dengue và SXH Dengue có dấu hiệu cảnh báo, 3 trường hợp
mắc SXH Dengue nặng. So với tháng liền kề trước đó tăng hơn 40 ca bệnh và ghi
nhận thêm 3 ổ dịch tại các huyện Buôn Đôn, Krông Năng và
Krông Ana7.
Sau thời gian dài tạm lắng, những
ngày qua, dịch Covid-19 đang có dấu hiệu bùng phát trở lại. Số ca mắc mới tăng
đột biến, theo đó số ca nhập viện cũng tăng lên, đáng lo ngại hơn là có nhiều
trường hợp trở nặng. Để chủ động các biện pháp phòng,
chống dịch, không để dịch bùng phát, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố
chỉ đạo đẩy mạnh tiêm vắc xin phòng Covid-19; tăng cường truyền thông, thực hiện
các yêu cầu phòng, chống dịch như: đeo khẩu trang, khử khuẩn trong các cơ sở y
tế, trên các phương tiện giao thông công cộng và tại các địa điểm, sự kiện tập trung
đông người, trong các cơ sở giáo dục và cửa khẩu.
3. Tình hình an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
Tình hình an ninh chính trị, trật tự
an toàn xã hội trong vùng đồng bào DTTS và tuyến biên giới cơ bản ổn định,
không xảy ra điểm nóng và không có yêu cầu phối hợp xử lý của cơ quan chức năng8. Tuy nhiên, tình hình an
ninh chính trị vùng đồng bào DTTS và tuyến biên giới vẫn tiềm ẩn yếu tố phức
tạp, trong đó có vấn đề dân tộc, tôn giáo, lợi dụng vấn đề khiếu kiện kéo dài
gây mất an ninh, trật tự. Chính quyền các cấp và các bộ, ngành liên quan vẫn
tăng cường theo dõi, phối hợp nắm tình hình để kịp thời xử lý, báo cáo tham mưu
cấp trên xử lý, không để bị động, bất ngờ.
Tôn giáo trong vùng đồng bào DTTS
hoạt động bình thường và đúng pháp luật; việc tổ chức các lễ hội tôn giáo truyền thống được các cấp, các ngành quan tâm, tạo điều kiện.
II. KẾT QUẢ CÔNG TÁC CHỈ ĐẠO, ĐIỀU
HÀNH
Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc đã chỉ đạo,
điều hành toàn diện các lĩnh vực công tác dân tộc, trong đó có một số hoạt động
trọng tâm như sau:
1. Công tác chỉ
đạo, điều hành của Lãnh đạo Ủy ban Dân tộc
Trong tháng, các đồng chí Lãnh đạo Ủy
ban đã dự các cuộc họp của Trung ương Đảng, Quốc hội, Chính phủ; làm việc với
các cơ quan, bộ, ngành, địa phương; chỉ đạo, làm việc với các vụ, đơn vị về
thực hiện các nhiệm vụ trong chương trình công tác, một số hoạt động chính như
sau:
Đồng chí Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy
ban:
Trong tháng 5, Bộ trưởng, Chủ nhiệm
Hầu A Lềnh đã dự họp Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành
Trung ương Đảng Khóa XIII; Trưởng Đoàn công tác của Chính phủ làm việc với Tỉnh
ủy, UBND tỉnh Cao Bằng và tỉnh Bắc Kạn về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư
công, xây dựng hạ tầng và xuất nhập khẩu trên địa bàn; làm
việc với Đoàn giám sát của Quốc hội về triển khai thực hiện các nghị quyết của
Quốc hội về các Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS&MN
giai đoạn 2021-2030; chủ trì cuộc họp với đại diện lãnh đạo một số vụ, đơn vị
chức năng của UBDT về tình hình thực hiện các kế hoạch, dự án tuyên truyền
Chương trình MTQG DTTS&MN, giai đoạn 2021 – 2025; chủ trì cuộc họp báo cáo
tiến độ, kết quả triển khai sửa đổi, bổ sung một số thông tư, nghị định thuộc
thẩm quyền và nhiệm vụ trong kế hoạch công tác được Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ giao của UBDT…
Các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ
nhiệm Ủy ban
Đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y
Vinh Tơr dự họp Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII,
tiếp xúc cử tri trước kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV tại tỉnh Đắk Lắk; tham dự
phiên họp Thường trực Hội đồng Dân tộc Quốc hội mở rộng thẩm tra báo cáo của
Chính phủ về “Tình hình thực hiện Chính sách dân tộc giai đoạn 2021 – 2022”;
cùng dự với Bộ trưởng, Chủ nhiệm một số cuộc làm việc với các vụ, đơn vị của
UBDT…
Các đồng chí Thứ trưởng, Phó Chủ
nhiệm đi công tác các tỉnh Sơn La, Cà Mau, Đắk Nông, Gia Lai; làm việc với Đoàn
đánh giá độc lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á; chỉ đạo Hội nghị phổ biến
tuyên truyền pháp luật, môi trường, dự Phiên họp thứ 23 của Ủy ban Thường Vụ
Quốc hội; làm việc với các vụ, đơn vị về kế hoạch, chương trình công tác theo
lĩnh vực được phân công.
Trong tháng: Ủy ban Dân tộc đã tiếp
nhận 1.075 văn bản đến (trong đó có 24 văn bản mật); phát hành hơn 275 văn bản
các loại. Tất cả các văn bản đi luôn được kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo về hình
thức, thể thức và thời gian, không bị thất lạc, chậm, muộn.
2. Xây dựng các
đề án, chính sách trong chương trình công tác
– Nhiệm vụ nghiên cứu, xây dựng Báo
cáo đề xuất Đề án đổi mới mô hình tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ
quan quản lý nhà nước về công tác dân tộc nhằm đảm bảo đồng bộ, thống nhất,
tinh gọn, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
trong tình hình mới: Ban hành các Quyết định thành lập Tổ soạn
thảo Đề án, phê duyệt Kế hoạch nghiên cứu, xây dựng “Đề án đổi mới mô hình tổ
chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác dân
tộc”.
– Đề án nâng cao năng lực hệ thống cơ
quan Thanh tra Dân tộc cấp tỉnh đến năm 2030: Xây dựng kế hoạch thực hiện.
– Nhiệm vụ xây dựng Nghị định sửa đổi
bổ sung một số điều của Nghị định số 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính
phủ về công tác dân tộc: Đang tiếp tục thực hiện theo kế hoạch.
– Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
ký thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 229/BC-CP ngày 15 tháng 5 năm
2023 của Chính phủ việc ban hành văn bản quy phạm pháp
luật có liên quan đến công tác dân tộc năm 2022 (từ ngày 01/01/2022 đến ngày 31/12/2022).
– Xây dựng Báo cáo của Chính phủ về
kết quả thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2023: Đang xây dựng dự thảo
Kế hoạch triển khai thực hiện.
– Xây dựng dự thảo Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ ban hành cơ chế thưởng công trình phúc lợi cho các địa phương
tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong thực hiện Chương
trình MTQG DTTS&MN: Đang xây dựng dự thảo Kế hoạch triển khai thực hiện.
– Báo cáo tình hình thực hiện việc
phân định miền núi, vùng cao và đề xuất sửa đổi các chính sách pháp luật có
liên quan nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ các quy định trong hệ thống
chính sách pháp luật: Tiếp tục hoàn thiện theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ để trình Hội đồng Dân tộc Quốc hội vào tháng 9 năm 2023.
– Xây dựng, sửa đổi, bổ sung một số
điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ về
tiêu chí lựa chọn, công nhận người có uy tín và chính sách đối với người có uy
tín trong đồng bào DTTS: Tổ chức Hội thảo tham vấn ý kiến Bộ, ngành, địa phương
liên quan về việc sửa đổi, bổ sung dự thảo Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày
06/3/2018 của Thủ tướng Chính phủ (Công văn số 765/UBDT-DTTS ngày 15/5/2023).
Dự kiến Ủy ban Dân tộc sẽ trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 8/2023.
– Đề án tăng cường chuyển đổi số trong hệ thống cơ quan làm công tác dân
tộc theo chủ trương của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: UBDT đã ban hành công
văn số 618/UBDT-TTCĐS ngày 21/4/2023 gửi các cơ quan làm công tác dân tộc tại
địa phương và Công văn số 619/UBDT-TTCĐS ngày 21/4/2023 gửi các bộ ngành, cơ
quan trung ương báo cáo tình hình thực hiện Quyết định 414/QĐ-TTg ngày
12/4/2019.
– Xây dựng Đề án rà soát, đánh giá tổng thể các quy định của hệ thống pháp luật hiện
hành về lĩnh vực công tác dân tộc, đề xuất, điều chỉnh, bổ sung hoàn thiện hệ
thống pháp luật về công tác dân tộc.
3. Công tác quản
lý, chỉ đạo thực hiện các chính sách dân tộc
a) Chương trình mục tiêu quốc gia
phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai
đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG DTTS&MN)
– Về công tác tổng hợp, kế hoạch: Căn
cứ Quyết định 1506/QĐ-TTg giao dự toán ngân sách nhà nước năm 2023 và Quyết
định số 1513/QĐ-TTg giao kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2023, đến
thời điểm báo cáo, đã có 26/42 địa phương đã thực hiện phân bổ, giao chi tiết kế hoạch vốn nguồn ngân sách trung ương thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN năm 20239; hiện nay các địa phương khác đang triển khai các quy trình, thủ
tục phân bổ kế hoạch đầu tư vốn NSTW năm 2023 để bảo đảm
tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, thứ tự ưu tiên bố trí vốn quy định tại
Luật Đầu tư công và các Nghị quyết của Quốc hội có liên quan10 (gồm Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán NSNN
năm 2023; Nghị quyết số 70/2022/QH15 về phân bổ NSTW năm 2023, Nghị quyết số
43/2022/QH15 về chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và
phát triển KT-XH).
– Nhóm nhiệm vụ tham mưu ban hành cơ
chế, chính sách tổ chức thực hiện Chương trình MTQG: Thực hiện Công điện số
71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 của TTCP11 và ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang
tại văn bản số 2126/VPCP-KTTH ngày 30/3/2023, UBDT đã (i) thành lập Tổ soạn
thảo liên ngành12 về
việc xây dựng dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung Phụ lục ban hành kèm theo
Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của TTCP; (ii) ban hành văn bản
gửi Bộ Tư pháp về việc thẩm định Tờ trình, dự thảo Quyết định sửa đổi, bổ sung
Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg ngày 30/12/2021 của TTCP13; (iii) ban hành văn bản14 đề nghị các bộ, cơ quan
trung ương chủ trì dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần theo chức năng nhiệm
vụ được giao nghiên cứu, đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung Quyết định số
1719/QĐ-TTg và Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg của TTCP.
– Nhiệm vụ phối hợp liên Bộ để thực
hiện có hiệu quả Chương trình MTQG:
+ Căn cứ văn bản của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư15, UBDT ban hành
văn bản đôn đốc các bộ ngành, địa phương gửi báo cáo sơ kết 03 năm thực hiện
Chương trình MTQG DTTS&MN về UBDT để tổng hợp, xây dựng, hoàn thiện báo cáo16.
+ UBDT ban hành văn bản gửi (i) Bộ
Giáo dục và Đào tạo về việc trả lời địa phương liên quan đến thực hiện nhiệm vụ
tại Tiểu DA 1 – DA 5 thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN17; (ii) Bộ Tài chính cho ý
kiến về ma trận chính sách chuẩn bị khoản vay hòa đồng ngân sách nhà nước từ
vốn hủy IDA tài khóa 2022-2023 của WB18.
– Báo cáo BCĐTƯ các Chương trình MTQG
giai đoạn 2021-2025 về tình hình, kết quả triển khai Chương trình MTQG DTTS&MN:
Ngày 25/4/2023, Trưởng BCĐTƯ đã ban hành Chương trình công tác năm 2023 của
BCĐTƯ các CTMTQG giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 29/QĐ-BCĐCTMTQG. UBDT đã
chỉ đạo xây dựng Chương trình công tác năm 2023 của Tổ công tác về Chương trình
MTQG DTTS&MN (hiện đang lấy ý kiến các thành viên Tổ công tác đối với dự
thảo CTCT).
b) Triển khai Kế hoạch kiểm tra, giám
sát, đánh giá năm 2023: Thành lập Đoàn công tác đi kiểm tra, nắm tình hình
CTDT, thực hiện CSDT, kiểm tra công tác tổ chức, triển khai Chương trình MTQG
DTTS&MN năm 2023 tại tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và báo cáo Trưởng BCĐTƯ về
kết quả kiểm tra, giám sát19.
Căn cứ văn bản số 430/ĐGS-DT ngày
25/4/2023 của Đoàn Giám sát của Quốc hội khoá XV, UBDT chuẩn bị nội dung phục
vụ buổi làm việc của Đoàn giám sát chuyên đề với Ủy ban
Dân tộc (ngày 08/5/2023). Sau buổi làm việc, UBDT tiếp thu, cập nhật, bổ sung, hoàn thiện báo kết quả thực hiện Nghị
quyết số 120/2020/QH14 của Quốc hội lần thứ hai theo kế hoạch.
c) Thực hiện các chương trình, dự án,
đề án, chính sách dân tộc được giao tham mưu quản lý, chỉ đạo, thực hiện.
– Ban hành Quyết định số 330/QĐ-UBDT
ngày 12/5/2023 phê duyệt Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng CNTT trong triển khai thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN
giai đoạn 2021-2025.
– Tổ chức 03 hội thảo tham vấn và tổ
chức thí điểm 03 lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng cho nhóm cộng đồng, cán bộ
triển khai thực hiện Chương trình ở các cấp thuộc Tiểu dự
án 4, Dự án 520.
d) Giải quyết tháo gỡ một số khó
khăn, vướng mắc khi thực hiện Chương trình
– Xây dựng Đề án tiêu chí xác định
thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, có tỷ lệ hộ nghèo cao
thuộc đối tượng đầu tư tại TDA 1, DA 9: UBDT có Báo cáo số 676/BC-UBDT và Tờ
trình số 677/TTr-UBDT ngày 30/4/2023 trình Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang về Đề
án Tiêu chí xác định thôn tập trung đông đồng bào DTTS có khó khăn đặc thù, có
tỷ lệ hộ nghèo cao.
– Xử lý khó khăn vướng mắc nội dung
đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng của Dự án 9, Chương trình MTQG DTTS&MN: UBDT đang hoàn thiện hồ sơ, xây dựng dự thảo Báo cáo, Tờ trình Chính phủ
xin rút nhiệm vụ này khỏi Chương trình công tác của Chính phủ năm 2023.
– Sửa đổi Thông tư số 02/2022/TT-UBDT
ngày 30/6/2022: Ban hành Quyết định thành lập Tổ soạn thảo dự thảo sửa đổi, bổ
sung Thông tư số 02/2022/TT-UBDT và Tờ trình số 672/TTr-UBDT
ngày 28/4/2023 trình Thủ tướng Chính phủ về áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn
trong xây dựng, ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 02/2022/TT-UBDT
ngày 30/6/2022 hướng dẫn thực hiện một số dự án thuộc Chương trình MTQG
DTTS&MN giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
e) Kết quả triển
khai một số chính sách khác
– Ủy ban Dân tộc có Tờ trình số
475/TTr-UBDT ngày 31/3/2023 về việc đặt hàng “Cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí
và nghiên cứu đổi mới hình thức cung cấp thông tin phù hợp với điều kiện đặc
thù của vùng đồng bào DTTS&MN, vùng đặc biệt khó khăn” giai đoạn 2023-2025 trinh Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
– Tổ chức Chương trình biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến là người có
uy tín trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023: Ban hành Kế hoạch biên soạn, in
ấn, phát hành cuốn “Gương điển hình tiên tiến là người có uy tín trong đồng bào
DTTS” (Quyết định số 314/QĐ-UBDT ngày 05/5/2023).Tổng hợp danh sách đại biểu của địa phương tham dự Chương trình biểu dương,
tôn vinh điển hình.
– Ban hành Công văn số 696/UBDT-DTTS
ngày 05/5/2023 gửi Bộ Y tế về việc hướng dẫn thực hiện chuyên môn của nội dung
“Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống
trong vùng đồng bào DTTS&MN” thuộc Tiểu dự án 2, Dự án
9 của Quyết định 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021.
4. Công tác
thanh tra, tiếp dân và phòng chống tham nhũng
a) Công tác thanh tra, kiểm tra:
– Ban hành Quyết định thanh tra việc
thực hiện một số chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau.
– Chuẩn bị Báo cáo và dự thảo Kết luận cuộc thanh tra một số chính sách dân tộc tại tỉnh Bình Thuận.
– Ban hành Kết
luận thanh tra việc thực hiện cấp một số ấn phẩm báo, tạp chí theo Quyết định
số 45/QĐ-TTg ngày 09/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ tại Vụ Tuyên truyền.
– Triển khai 02 cuộc thanh tra: Việc
thực hiện một số chính sách dân tộc tại tỉnh Cà Mau, thực hiện chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn tại Vụ Dân tộc thiểu số và Trung tâm chuyển đổi số.
– Tiếp tục rà soát, đôn đốc việc chấp
hành các kiến nghị, quyết định thu hồi tiền tại các đơn vị, cá nhân vi phạm;
thực hiện định kỳ đối chiếu, theo dõi tài khoản tạm giữ của Thanh tra Ủy ban
tại Kho bạc Ba Đình.
b) Công tác tiếp công dân, giải quyết
khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (KNTC, KNPA):
– Ban hành 03 văn bản quy định về chế
độ tiếp công dân của Ủy ban Dân tộc, gồm: Quyết định giao nhiệm vụ tiếp công
dân cho các vụ, đơn vị của Ủy ban Dân tộc; Quyết định ban hành Nội quy tiếp
công dân của Ủy ban Dân tộc; Quyết định ban hành Quy chế tiếp công dân của Ủy
ban Dân tộc.
– Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo
đảng viên thuộc Vụ Tổ chức cán bộ.
– Công tác tiếp công dân: Trong tháng
5/2023, Ủy ban Dân tộc tiếp 02 lượt công dân đến phản ánh, kiến nghị (Vụ Công
tác dân tộc địa – bộ phận phía Nam tại Cần Thơ tiếp 01 lượt; Thanh tra Ủy ban
tiếp 01 lượt).
– Công tác tiếp nhận, xử lý đơn KNTC,
KNPA: Trong tháng 5/2023, Ủy ban Dân tộc tiếp nhận 02 đơn được phân loại và xử
lý gồm: Kiến nghị, phản ánh: 02 đơn, hướng dẫn công dân: 01 đơn; chuyển đơn: 01 đơn.
c) Công tác phòng, chống tham nhũng:
– Triển khai việc
xác minh tài sản, thu nhập và ban hành quyết định về việc xác minh tài sản, thu
nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan UBDT.
– Tham mưu xây dựng Quy tắc ứng xử
của người có chức vụ, quyền hạn theo Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018.
5. Công tác
pháp chế, tuyên truyền phổ biến pháp luật
– Ban hành Kế hoạch số
743/KH/UBDT-BTP ngày 10/5/2023 thực hiện Chương trình phối hợp giữa Ủy ban Dân
tộc và Bộ Tư pháp năm 2023.
– Thực hiện công tác hệ thống hóa văn
bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Ủy ban Dân tộc nhiệm
kỳ 2019 – 2023.
– Ban hành Quyết định số 317/QĐ-UBDT
ngày 05/5/2023 phê duyệt dự toán kinh phí thực hiện công tác phổ biến, giáo dục
pháp luật năm 2023 thuộc nội dung số 2, Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình
MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2023, giai đoạn I: từ năm 2021-2025; Quyết định
số 286/QĐ-UBDT ngày 18/4/2023 ban hành Kế hoạch xây dựng chuyên trang “Công tác
dân vận trong thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN” trên Tạp chí Dân vận năm
2023; Quyết định số 335/QĐ-UBDT ngày 16/5/2023 ban hành Kế hoạch thực hiện nội
dung “Tuyên truyền, truyền thông, vận động trên kênh VTV2,
Đài truyền hình Việt Nam” năm 2023.
– Chuẩn bị các điều kiện thực hiện
công tác phổ biến, giáo dục pháp luật được giao năm 2023 thuộc nội dung số 2,
Tiểu dự án 1, Dự án 10 Chương trình MTQG DTTS&MN giai
đoạn 2021-2023, giai đoạn I: từ năm 2021-2025. Thực hiện tập huấn kỹ năng phổ
biến, giáo dục pháp luật cho một số tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long tại tỉnh
Cà Mau.
– Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông
tin tuyên truyền trên Báo Dân tộc và Phát triển, Tạp chí Dân tộc các chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách dân tộc của nhà nước đến đồng bào DTTS,
bạn đọc trong và ngoài nước21.
6. Hợp tác quốc
tế về công tác dân tộc
– Trong tháng 05 năm 2023, Ủy ban Dân
tộc đã tiến hành trao đổi thông tin với các đối tác cơ
quan thực hiện công tác dân tộc tại Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc nhằm thực
hiện Thỏa thuận Hợp tác đã ký và chuẩn bị ký lại các thoả thuận hợp tác trong
năm 2023, đồng thời mở rộng quan hệ với các đối tác khác như Ấn Độ, Úc, Ai-Len, Newzealand, Nhật Bản. Phối hợp
với các bộ, ngành liên quan để thống nhất chủ trương và phương hướng phối hợp
phù hợp với đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
Ban hành các văn bản gửi Văn phòng
Chính phủ, Văn phòng Quốc hội và Hội đồng Dân tộc Quốc hội về Đoàn Bộ trưởng,
Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Trung Quốc hoãn lịch sang thăm và làm việc tại Việt
Nam vào tháng 5/2023; chuẩn bị kế hoạch đón Đoàn cấp cao Bộ trưởng Bộ nội vụ
Lào chào xã giao Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc.
– Xây dựng Báo cáo nhân quyền hằng
tháng; phát hành Báo cáo nhân quyền tháng 5/2023.
– Thực hiện Đề án “Bảo vệ báo cáo
quốc gia lần thứ 5 của Việt Nam thực thi Công ước quốc tế về xóa bỏ mọi hình
thức phân biệt chủng tộc” theo Quyết định số 51/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ
tướng Chính phủ; góp ý dự thảo Báo cáo Thủ tướng Chính phủ của Bộ Ngoại giao về
Vòng đối thoại nhân quyền Việt Nam – Australia.
– Xây dựng Kế hoạch tổ chức giao lưu
trao đổi kinh nghiệm giữa đồng bào DTTS và người có uy tín
sinh sống dọc tuyến biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia.
– Tiếp và làm việc với Đoàn đánh giá
độc lập của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Chủ trì, phối hợp với nhà tài trợ ADB
và các cơ quan, địa phương liên quan chuẩn bị tổ chức Diễn đàn Điều phối “Thúc
đẩy phát triển toàn diện khu vực tư nhân ở vùng DTTS”.
7. Công tác tổ
chức bộ máy, công tác cán bộ và cải cách hành chính
– Xây dựng Thông tư hướng dẫn vị trí
việc làm, cơ cấu và định mức biên chế công chức trong cơ quan, tổ chức thuộc
lĩnh vực công tác dân tộc: Sau khi xin ý kiến Bộ Nội vụ về bổ sung nội dung dự
thảo Thông tư theo kết quả cuộc họp Hội đồng thẩm định của Ủy ban Dân tộc với
một số bộ, ngành và địa phương, UBDT đã gửi dự thảo Thông
tư xin ý kiến các địa phương để hoàn thiện trước khi ban hành.
– Thực hiện Đề án “Bồi dưỡng kiến
thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức theo Quyết định 402/QĐ-TTg ,
Quyết định số 771/QĐ-TTg với thực hiện nội dung 1, tiểu dự án 2, dự án 5 (bồi
dưỡng kiến thức dân tộc) trong Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn
2021-2025: UBDT đã ban hành tạm thời Bộ tài liệu bồi dưỡng kiến thức dân tộc
dành cho nhóm đối tượng 3, nhóm đối tượng 4 phục vụ giảng dạy đáp ứng nhiệm vụ
triển khai thực hiện Chương trình MTQG; tổng hợp, hướng
dẫn triển khai, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện các
nhiệm vụ liên quan đến tiểu dự án 2, dự án 5 của CTMTQG;
Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hoạt động bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2023.
– Tiếp tục triển khai phương án sắp
xếp, kiện toàn tổ chức và nhân sự lãnh đạo cấp phòng của các đơn vị thuộc Ủy
ban Dân tộc theo các Nghị định của Chính phủ; tham mưu trình Thủ tướng Chính
phủ ban hành Quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc
Ủy ban Dân tộc, Quyết định phê duyệt Phương án và Quyết định tổ chức lại Văn
phòng Ban cán sự đảng Ủy ban Dân tộc; ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thực
hiện Chính sách tinh giản biên chế của Ủy ban Dân tộc năm 2023.
– Rà soát, bổ sung quy hoạch cán bộ
cấp chiến lược và quy hoạch lãnh đạo cấp vụ, cấp phòng giai đoạn 2021-2026,
giai đoạn 2026-2031; thực hiện quy trình tiếp nhận công chức có nguyện vọng về
công tác tại Ủy ban Dân tộc và thuyên chuyển công tác đối
với công chức và viên chức.
– Cử công chức, viên chức tham gia
các lớp bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính, dự tuyển tiến sỹ
và lớp bồi dưỡng lãnh đạo, quản lý cấp phòng22; ban hành quyết định nâng bậc lương thường
xuyên, nâng phụ cấp thâm niên nghề23; thực hiện chế độ nâng bậc lương, nâng phụ cấp; giải quyết chế
độ hưu trí24,… theo quy định.
– Ban hành Quy chế quản lý việc ra
nước ngoài giải quyết việc riêng đối với công chức, viên chức, người lao động
thuộc Ủy ban Dân tộc.
– Tặng 19 Bằng khen của Bộ trưởng,
Chủ nhiệm cho học sinh Trường vùng cao Việt Bắc và người có uy tín trên địa bàn
tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2023; tổng hợp hồ sơ đề nghị khen thưởng tại Chương
trình biểu dương, tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS toàn quốc năm 2023; tổng hợp hồ sơ giới thiệu các tập thể, cá nhân của đơn vị
thuộc Ủy ban xét tặng giải thưởng Vừ A Dính gửi Quỹ Học bổng
Vừ A Dính; hiệp y đề nghị tặng bằng khen của Thủ tướng Chính phủ đối với Ban
Dân tộc tỉnh Phú Thọ; tặng Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc”
đối với 24 cá nhân của Thành phố Hà Nội.
– Xây dựng Báo cáo tổng kết, đánh giá thi hành Luật Cán bộ, công chức, viên chức và Luật
Viên chức.
– Từ kết quả rà soát các quy định của
pháp luật, những bất cập, hạn chế về cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động
quản lý và giảng dạy của các trường chuyên biệt, Ủy ban Dân tộc đã có văn bản
đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung các quy
định thuộc thẩm quyền; chỉ đạo các trường căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh năm học 2023 – 2024 đã được giao, xây dựng đề án/kế hoạch tuyển sinh báo cáo Ủy ban Dân tộc tổng hợp, rà soát gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt.
– Tiếp tục triển khai hoạt động quản
lý, tổ chức thành lập các hội đồng tư vấn, đánh giá, nghiệm thu các đề tài, dự
án theo kế hoạch đã phê duyệt.
III. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
THÁNG 6 NĂM 2023
1. Tiếp
tục tăng cường công tác nắm tình hình đời sống, kinh tế – xã hội vùng đồng bào
DTTS&MN. Theo dõi, tổng hợp tình
hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, thiên tai,
bão lũ mùa mưa bão, tình hình dịch bệnh Covid-19, thực hiện công tác dân tộc, chính
sách dân tộc, kịp thời tham mưu giải quyết, không để xảy ra tình hình phức tạp,
điểm nóng.
2. Tập
trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ, đề án trình Chính
phủ trong chương trình công tác năm 2023.
3. Tham
mưu xây dựng các thông tư, văn bản hướng dẫn, giải quyết khó khăn vướng mắc
trong thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ của Chương trình
MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2030.
4. Đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án thành phần
thuộc Chương trình MTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 do Ủy ban Dân tộc chủ
trì thực hiện.
5. Đôn
đốc các bộ ngành, địa phương hoàn thành công tác phân bổ vốn
kế hoạch nguồn NSTW thực hiện Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2023 đảm bảo
kịp thời, bám sát kế hoạch, chỉ tiêu, nhiệm vụ được giao.
6. Hoàn
thiện Kế hoạch và phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai công tác chuẩn bị nội dung và các điều kiện cần thiết để tổ chức
Chương trình biểu dương, tôn vinh người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS.
7. Tăng
cường công tác thanh tra, kiểm tra
nắm tình hình thực hiện các chính sách dân tộc và Chương trình MTQG DTTS&MN
giai đoạn 2021-2025 ở các địa phương.
8. Tổng
hợp kết quả năm học 2022 – 2023, tình hình thực hiện các nhiệm vụ giáo dục, đào
tạo của các trường chuyên biệt, cơ sở giáo dục trực thuộc Ủy ban Dân tộc; đẩy
nhanh triển khai thực hiện các nhiệm vụ khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường
và điều tra cơ bản theo kế hoạch năm 2023.
9. Chuẩn
bị các nội dung để tổ chức sơ kết công tác dân tộc 6 tháng đầu năm 2023, kế
hoạch phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Trên đây là Báo cáo tình hình thực
hiện công tác dân tộc tháng 5, nhiệm vụ trọng tâm tháng 6 năm 2023, Ủy ban Dân
tộc gửi Văn phòng Chính phủ để tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ./.
|
KT. Lê Sơn Hải |