BỘ |
CỘNG |
Số: |
Hà |
THÔNG BÁO
Ý KIẾN KẾT LUẬN CỦA THỨ TRƯỞNG PHÙNG ĐỨC TIẾN TẠI HỘI NGHỊ
TRIỂN KHAI XÂY DỰNG CHUỖI, VÙNG AN TOÀN DỊCH BỆNH
Ngày 11 tháng 5 năm 2023, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn (PTNT) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh
Tây Ninh tổ chức Hội nghị triển khai xây dựng chuỗi, vùng an toàn dịch bệnh
(ATDB). Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Phùng Đức Tiến và Phó Chủ tịch UBND
tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến đồng chủ trì Hội nghị. Tham dự Hội nghị có đại
diện Lãnh đạo Cục Thú y, Lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và
PTNT, Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y các
tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, Công ty TNHH De Heus Việt Nam,
các doanh nghiệp, hiệp hội có liên quan và một số cơ quan thông tấn, báo chí.
Sau khi nghe báo cáo của Cục Thú y,
Cục Chăn nuôi, Công ty TNHH De Heus Việt Nam, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Tây
Ninh và các tỉnh, thành phố về tình hình chăn nuôi, công tác phòng, chống dịch
bệnh, đặc biệt là thực trạng, kết quả công tác xây dựng cơ sở, vùng ATDB trên
gia cầm; kế hoạch triển khai trong thời gian tới và ý kiến của đại biểu dự họp,
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến kết luận và chỉ đạo như sau:
Trong thời gian vừa qua, công tác
xây dựng cơ sở, vùng ATDB đạt kết quả rất tốt, đáng biểu dương, lũy kế đến
tháng 5/2023, cả nước có trên 2.230 cơ sở, vùng chăn nuôi tại 55 tỉnh, thành
phố được chứng nhận ATDB (trong đó có các cơ sở, vùng ATDB đối với nhiều loài
động vật, nhiều bệnh), bao gồm: 922 cơ sở, vùng chăn nuôi gia cầm; 1.133 cơ sở,
vùng chăn nuôi lợn và 175 cơ sở, vùng chăn nuôi gia súc khác, bảo đảm nguồn
cung thực phẩm cho tiêu dùng trong nước; đặc biệt sản phẩm thịt gà chế biến đã
được phép xuất khẩu sang nhiều nước, vùng lãnh thổ. Tuy nhiên, công tác xây
dựng cơ sở, vùng ATDB vẫn còn hạn chế, chưa có cơ sở, vùng đạt ATDB theo tiêu
chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới (WOAH/OIE), chưa tạo điều kiện thuận lợi cho
việc đàm phán về thú y và đẩy mạnh xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật. Vì
vậy, trong thời gian tới cần tập trung khắc phục ngay những tồn tại nêu trên và
bố trí nguồn lực triển khai một số nội dung sau:
1. Đề nghị UBND các tỉnh, thành phố
– Căn cứ các Chiến lược, Chương
trình, Kế hoạch quốc gia của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; các văn bản chỉ đạo
của Bộ Nông nghiệp và PTNT để xây dựng kế hoạch cụ thể của các địa phương và tổ
chức triển khai thực hiện; cần đặt mục tiêu cụ thể về thời gian, chất lượng và
yêu cầu kết quả cần đạt được, theo đó, hướng đến năm 2025 sẽ xây dựng thành
công ít nhất 04 huyện ATDB theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới; đến năm
2030 đạt 10 huyện; phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể cho từng tổ chức, cá
nhân có liên quan.
– Chỉ đạo các cơ quan chuyên môn,
các địa phương và các doanh nghiệp có hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành
phố tổ chức nghiên cứu kỹ các quy định của Việt Nam, quy định của Tổ chức Thú y
thế giới và yêu cầu của các nước nhập khẩu để xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức
xây dựng các chuỗi, vùng chăn nuôi ATDB hướng đến xuất khẩu.
– Có kế hoạch cụ thể để phát triển
chăn nuôi theo vùng sản xuất gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ
sản phẩm; đẩy mạnh phát triển chăn nuôi trang trại, bảo đảm an toàn dịch bệnh,
an toàn thực phẩm để phục vụ tiêu dùng trong nước và đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
Đặc biệt, cần có yêu cầu cụ thể đối với các cơ sở chăn nuôi mới phát sinh trong
vùng ATDB, bố trí các trạm kiểm soát vận chuyển động vật, sản phẩm động vật để
ngăn chặn, không để các loại mầm bệnh từ bên ngoài xâm nhiễm vào vùng ATDB.
– Xây dựng cơ chế, chính sách, bố
trí kinh phí đầu tư để thực hiện được các giải pháp kỹ thuật phù hợp với các
hoạt động thú y nhằm xây dựng và duy trì chuỗi, vùng ATDB; có chính sách ưu đãi
đối với công tác hỗ trợ xây dựng hình thành chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.
– Duy trì, kiện toàn và tăng cường
năng lực hệ thống thú y các cấp theo quy định của Luật Thú y, Quyết định số
414/QĐ-TTg ngày 22/3/2021 và Chỉ thị số 32/CT-TTg ngày 25/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ.
– Xây dựng và triển khai chương
trình truyền thông đối với các đối tượng liên quan về quyền lợi, trách nhiệm
trong việc xây dựng cơ sở, vùng ATDB.
2. Đối với các doanh nghiệp chăn
nuôi
– Các doanh nghiệp đã xây dựng thành
công cơ sở chăn nuôi ATDB cần tiếp tục duy trì các cơ sở chăn nuôi ATDB; tổ
chức đánh giá và lấy mẫu giám sát định kỳ hàng năm, bảo đảm yêu cầu công nhận
ATDB theo quy định của Việt Nam, tiến tới theo tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế
giới đối với các cơ sở chăn nuôi hướng đến xuất khẩu.
– Các doanh nghiệp chăn nuôi có nhu
cầu xây dựng ATDB cần chủ động phối hợp với cơ quan chuyên môn thú y các cấp và
các đơn vị liên quan của địa phương để lập kế hoạch và triển khai xây dựng
chuỗi ATDB.
– Xây dựng hồ sơ đăng ký chứng nhận
cơ sở ATDB theo quy định của Việt Nam; chuẩn bị hồ sơ và tham gia mời cơ quan
thẩm quyền của nước nhập khẩu đến đánh giá, công nhận chuỗi ATDB theo quy định
của Tổ chức Thú y thế giới và theo yêu cầu của nước nhập khẩu.
3. Đối với Công ty De Heus Việt Nam
– Xác định rõ mục tiêu, chiến lược
phát triển và thị trường hướng tới để xuất khẩu thịt gà: (i) Thị trường dự kiến
xuất khẩu: Nhật Bản, Nga, Hồng Kông, Hàn Quốc, EU,..; (ii) Loại sản phẩm dự
kiến xuất khẩu: Trước mắt tập trung cho sản phẩm chế biến chín, trứng và các
sản phẩm trứng gà.
– Nghiên cứu các quy định, hướng dẫn
của các cơ quan chuyên môn của Việt Nam, các quy định của Tổ chức Thú y thế
giới và của các nước nhập khẩu về chuỗi sản xuất gà ATDB, an toàn thực phẩm để
có cơ sở và định hình được các nội dung cần thực hiện.
– Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng
công đoạn sản xuất và tổ chức thực hiện, bảo đảm đạt ATDB, an toàn thực phẩm và
đáp ứng yêu cầu xuất khẩu.
– Xây dựng và tổ chức thực hiện kế
hoạch giám sát dịch bệnh tại tất cả các khâu của các hợp phần chuỗi sản xuất
thịt gà; giám sát an toàn thực phẩm tại các cơ sở giết mổ, chế biến động vật,
sản phẩm động vật.
– Tổ chức đào tạo, tập huấn cho tất
cả các cán bộ chủ chốt, cán bộ kỹ thuật và công nhân viên tham gia từng công
đoạn của chuỗi sản xuất để nắm rõ và thực hiện đúng các quy định về ATDB.
– Tổ chức xây dựng hệ thống quản lý
thông tin, số liệu và tài liệu một cách đầy đủ, chính xác, lô gíc và dễ truy
xuất; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 17025.
– Sau khi thực hiện các nội dung nêu
trên, doanh nghiệp chủ động tự đánh giá theo các tiêu chí của chuỗi cơ sở ATDB
(do Cục Thú y ban hành).
– Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bằng tiếng
Việt và bằng tiếng Anh để gửi Cục Thú y rà soát, xem xét, sau đó cung cấp cho
cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu để nghiên cứu, đánh giá và quyết định
thành lập đoàn công tác của họ sang thẩm định điều kiện cụ thể tại chuỗi sản
xuất gà của doanh nghiệp.
– Có văn bản đề nghị và phối hợp với
chính quyền, các cơ quan chuyên môn của các địa phương để tổ chức xác định và
xây dựng vùng chăn nuôi có nguy cơ thấp nhất có thể, trong phạm vi 10 km xung
quanh các cơ sở của chuỗi sản xuất gà an toàn dịch bệnh của doanh nghiệp. Mục
đích là để giảm thiểu mối nguy và ngăn chặn sự xâm nhiễm của các loại mầm bệnh
từ vùng nuôi xung quanh vào chuỗi sản xuất của doanh nghiệp.
– Thành lập Ban chỉ đạo do Lãnh đạo
doanh nghiệp là Trưởng ban và các Tổ kỹ thuật để phân công rõ nội dung nhiệm vụ
cần thực hiện, yêu cầu về chất lượng, thời gian cần hoàn thành; chuẩn bị hồ sơ,
số liệu của từng công đoạn và giải đáp các yêu cầu về kỹ thuật của cơ quan có
thẩm quyền của nước nhập khẩu.
– Xây dựng vùng đệm xung quanh đạt
ATDB để giảm thiểu nguy cơ xâm nhiễm các loại mầm bệnh từ bên ngoài vào bên
trong chuỗi sản xuất của Công ty De Heus Việt Nam. Công ty cam kết cùng với
chính quyền và nhân dân tổ chức phòng, chống dịch bệnh có hiệu quả.
4. Giao Cục Thú y
– Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp
chăn nuôi và các địa phương xây dựng thành công chuỗi chăn nuôi, vùng ATDB để
có thể xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật.
– Tổ chức tập huấn về quy định,
chuyên môn, kỹ thuật trong quá trình thực hiện xây dựng chuỗi, vùng ATDB.
– Ban hành các tiêu chí kỹ thuật cụ
thể đối với từng thành phần của chuỗi sản xuất ATDB để các đơn vị làm căn cứ áp
dụng, tự kiểm tra, đánh giá trong suốt quá trình thực hiện Kế hoạch.
– Hỗ trợ thực hiện các biện pháp kỹ
thuật trong việc xây dựng cơ sở chăn nuôi, giết mổ, chế biến đáp ứng các tiêu
chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới và yêu cầu của các nước.
– Hướng dẫn cụ thể việc thiết kế và
thực hiện các Kế hoạch an toàn sinh học, Kế hoạch giám sát dịch bệnh, Kế hoạch
ứng phó dịch bệnh, các biện pháp quản lý thông tin, truy xuất nguồn gốc theo
đúng tiêu chuẩn của Tổ chức Thú y thế giới và yêu cầu của các nước; bao gồm cơ
sở giết mổ, chế biến đạt chuẩn và đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu.
– Phân công đơn vị chuyên môn để tổ
chức lấy mẫu giám sát, xét nghiệm để chứng minh ATDB theo đúng quy định của
Việt Nam và của Tổ chức Thú y thế giới.
– Phối hợp với các đơn vị liên quan
nhằm bảo đảm xây dựng thành công chuỗi, vùng ATDB theo quy định của Tổ chức Thú
y thế giới để có thể xuất khẩu sang các nước.
– Tăng cường hợp tác quốc tế, xúc
tiến thương mại, quyết liệt hơn trong đàm phán về yêu cầu thú y và an toàn thực
phẩm với các cơ quan có thẩm quyền của các nước để hỗ trợ các doanh nghiệp xuất
khẩu các sản phẩm.
Văn phòng Bộ Nông nghiệp và PTNT
thông báo để các cơ quan, đơn vị biết và tổ chức thực hiện./.
|
TL. Đặng Duy Hiển |